Bác sĩ chỉ ra 3 dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng chuyển nặng
ÁP MÃ " LOBY10 "GIẢM THÊM 10% HÔM NAY!
Bác sĩ chỉ ra 3 dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng chuyển nặng

Bác sĩ chỉ ra 3 dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng chuyển nặng

Ngô Tâm
Th 7 25/06/2022 2 phút đọc
Nội dung bài viết

Số ca mắc tay chân miệng đang tăng lên nhanh. Cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu bệnh để đưa con đi khám chữa kịp thời.

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người và dễ trở thành dịch do virus đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi.

Bệnh tay chân miệng chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, nguồn lây chính là nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Coxsackievirus A16 thường gặp và mùa hè và lúc giao mùa.

Thời gian ủ bệnh thường từ 3-7 ngày. Giai đoạn khởi phát từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Bệnh có thể kéo dài từ 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình như loét miệng, phát ban phỏng nước, sốt nhẹ, nôn. Trường hợp trẻ sốt cao, nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.

Các biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2-5 của bệnh.

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị hỗ trợ. Đặc biệt, không dùng thuốc kháng sinh khi không có bội nhiễm.

3 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh diễn biến nặng

TS Đỗ Thiện Hải – Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo cha mẹ nếu thấy con có 1 trong 3 dấu hiệu dưới đây thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, không nên chủ quan tự điều trị tại nhà, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

– Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt.

– Giật mình: Là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Phụ huynh cần chú ý để phát hiện triệu chứng giật mình ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

– Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Con có thể quấy khóc nhiều, thậm chí quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ cho rằng các nốt đau trong miệng khiến trẻ quấy, khó ngủ nhưng thực tế đó có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh giai đoạn rất sớm.

Theo giadinhmoi

3 câu cửa miệng tưởng vô hại mà làm tổn thương nặng nề đến con trẻ

3 câu cửa miệng tưởng vô hại mà làm tổn thương nặng nề đến con trẻ

Th 3 28/06/2022 2 phút đọc

Nhiều người bảo trẻ con bây giờ yếu đuối lắm, chẳng như thời các cụ ngày xưa, “nắng không ưa, mưa không chịu”. Cha mẹ mắng... Đọc tiếp

7 loại rau càng nấu chín càng giàu dinh dưỡng, giúp bé phát triển chiều cao vượt trội

7 loại rau càng nấu chín càng giàu dinh dưỡng, giúp bé phát triển chiều cao vượt trội

Th 3 28/06/2022 2 phút đọc

Những loại rau dưới đây rất giàu dinh dưỡng, nhưng trong quá trình chế biến các mẹ nên nấu kỹ một chút sẽ tốt hơn cho... Đọc tiếp

Những hậu quả nặng nề khi cố ép con ăn, bố mẹ cần lưu ý

Những hậu quả nặng nề khi cố ép con ăn, bố mẹ cần lưu ý

Th 2 27/06/2022 4 phút đọc

Nghiên cứu nói rằng, 33% các gia đình có thói quen ép con ăn uống. Tuy nhiên, đã đến lúc các cha mẹ cần loại bỏ... Đọc tiếp

4 điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai để sinh con ra trắng trẻo xinh xắn

4 điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai để sinh con ra trắng trẻo xinh xắn

Th 7 25/06/2022 4 phút đọc

Nhiều mẹ bầu khi mang thai thường đặt màn hình điện thoại là ảnh của đứa trẻ xinh đẹp với hy vọng đứa con trong bụng... Đọc tiếp

Nội dung bài viết